12 ngày 'vàng' trong giai đoạn xét tuyển
Tờ The New York Times dẫn báo cáo cho thấy nhân viên ở tháp kiểm soát không lưu xử lý hoạt động của trực thăng quân sự ở vùng phụ cận sân bay Ronald Reagan cũng là người đưa ra các hướng dẫn cho máy bay hành khách cất cánh và đáp xuống đường băng phi trường này.Thông thường, đây là công việc của hai người khác nhau. Chưa rõ lý do đằng sau việc thiếu nhân viên ở tháp điều khiển không lưu vào đêm xảy ra tai nạn 29.1.Khoảng 21 giờ đêm 29.1 (giờ địa phương), chuyến bay AAL 5342 của Hãng hàng không American Airlines đã va chạm với trực thăng quân sự UH-60 Black Hawk của Lục quân Mỹ, khiến toàn bộ 67 người trên cả hai phương tiện thiệt mạng.American Airlines cho hay chuyến bay xấu số chở theo 60 hành khách và phi hành đoàn gồm 4 người, trong khi quân đội Mỹ cho hay 3 quân nhân có mặt trên chiếc Black Hawk.Ngay trước khi tai nạn xảy ra, các phi công trên máy bay dân sự nhận được hướng dẫn chuyển hướng hạ cánh xuống một đường băng khác, theo một nguồn thạo tin.Tổng giám đốc Robert Isom của American Airlines cho biết cơ trưởng điều khiển máy bay là phi công có kinh nghiệm.Tổ lái trên trực thăng Black Hawk cũng có nhiều kinh nghiệm, với phi công chính có khoảng 1.000 giờ bay và phi công phụ có khoảng 500 giờ bay. Người còn lại là chỉ huy của tổ lái và rất thông thạo khu vực, theo Reuters dẫn lời ông Jonathan Koziol, Chánh văn phòng Tổng cục Hàng không của Lục quân Mỹ.Tổ lái trên chiếc UH-60 cũng được trang bị kính nhìn đêm trên máy bay và có thể đã sử dụng chúng trong suốt chuyến bay.Đêm 29.1 trời trong và cả máy bay lẫn trực thăng quân sự đều tuân thủ hành trình bay tiêu chuẩn, theo Bộ trưởng Giao thông Mỹ Sean Duffy.CBS News dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết giới hữu trách hôm 31.1 đã trục vớt thành công các hộp đen trên máy bay của American Airlines và hy vọng sớm hoàn tất việc giải mã để biết được chuyện gì đã xảy ra đêm đó.LHMT: T1 chào đón HLV kkOma trở về nhà
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 diễn ra từ ngày 9.3 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Sự kiện nhằm tôn vinh con người, vùng đất Buôn Ma Thuột và tiềm năng, thế mạnh của một thủ phủ cà phê, qua đó tạo dựng hình ảnh một Đắk Lắk năng động, phát triển, thực sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Năm nay cũng là lần thứ 7 Tập đoàn Trung Nguyên Legend được UBND tỉnh Đắk Lắk giao trọng trách phối hợp tổ chức Lễ hội đường phố. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn bùng nổ cảm xúc nhất tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra vào chiều 10.3, tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột. Với quy mô hoành tráng, chương trình tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, mang đến những màn trình diễn mãn nhãn, giàu ý nghĩa. Lễ hội đường phố không chỉ là một sự kiện văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, mà còn là sự khẳng định vị thế của Buôn Ma Thuột trong nền văn minh cà phê thế giới. Đây cũng là nỗ lực của Tập đoàn Trung Nguyên Legend góp phần hiện thực hóa quyết tâm của tỉnh Đắk Lắk đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới", tôn vinh giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và khẳng định vị thế cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu.Tham dự lễ khai mạc Lễ hội đường phố có đại diện lãnh đạo Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, địa phương, và hơn 1.500 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân trong và ngoài nước, chiến sĩ, nông dân, công nhân… Đặc biệt, sự xuất hiện của các hoa hậu, á hậu, hoa khôi nổi tiếng đã tạo nên sức hút cho chương trình như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu, Hoa hậu Đại dương Việt Nam Thu Uyên, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thuỷ, Người đẹp nhân ái - Top 5 Hoa hậu VN 2022 Ngọc Mai, Hoa khôi thanh lịch Hà Nội 2023 Vũ Như Quỳnh, Hoa khôi HSSV Tài năng Thanh lịch Đà Nẵng Phạm Tâm Anh Thy.Trong trang phục truyền thống của người đồng bào Tây nguyên và tà áo dài lấy cảm hứng từ những bông hoa cà phê và 3 hệ sinh thái cà phê (Ottoman, Roman, Thiền) do Hoa hậu Ngọc Hân thiết kế đã mang theo thông điệp tích cực quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người nơi đây. Trong những bộ trang phục độc đáo lấy cảm hứng từ cà phê, những người đẹp này đã cùng với Trung Nguyên quảng bá cà phê ra toàn cầu, và giới thiệu một Buôn Ma Thuột huyền thoại - điểm đến của cà phê thế giới.Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu cho biết, lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây nguyên. Chương trình cũng mang ý nghĩa tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu.Trong khi đó, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thủy "mong tất cả mọi người đều có thể có cơ hội thưởng thức những ly cà phê Việt Nam ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động khám phá vùng đất Tây nguyên".Tối 10.3 cùng ngày, trong lễ khai mạc, các người đẹp đã mời khách quý, công chúng, khách du lịch trong và ngoài nước trải nghiệm, thưởng thức những ly cà phê mang dấu ấn đặc sắc với cảm xúc đặc biệt ngay tại "quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới" như Discovery từng miêu tả.Các người đẹp cũng tham gia nhiều hoạt động quan trọng của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột như triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, tham quan Bảo tàng Thế giới cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà phê Thiền… Trong đó, đáng chú ý là Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 2.000 tỉ VNĐ, được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn bậc nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Cúp nước TP.HCM, gọi số điện thoại nào?
Hơn 8 năm kể từ khi Angelina Jolie đệ đơn ly hôn Brad Pitt với lý do có những khác biệt không thể hòa giải, cuối cùng cặp đôi này đã đạt được thỏa thuận ly hôn. James Simon - luật sư của nữ diễn viên phim Maria chia sẻ: "Hơn 8 năm trước, Angelina Jolie đã đệ đơn ly hôn Brad Pitt. Cô ấy và các con đã để lại tất cả tài sản mà họ chia sẻ với ông Pitt rồi kể từ đó, cô ấy tập trung vào việc tìm kiếm sự bình yên và chữa lành cho gia đình họ". Vị này tiếp tục: "Đây chỉ là một phần của một quá trình dài đã bắt đầu từ 8 năm trước và vẫn đang tiếp diễn. Thành thật mà nói, Angelina đã kiệt sức nhưng cô ấy cảm thấy nhẹ nhõm khi phần này đã kết thúc".Nguồn tin thân cận của minh tinh 49 tuổi tiết lộ: "Cô ấy không nói xấu người cũ trước công chúng hay lúc riêng tư. Cô ấy đã cố gắng hết sức để trở nên tươi sáng hơn sau một thời gian tăm tối". Trong khi đó, người đại diện của Brad Pitt từ chối xác nhận hay đưa ra bình luận về thông tin kể trên. Angelina Jolie đệ đơn chấm dứt hôn nhân với Brad Pitt vào ngày 19.9.2026, vài ngày sau chuyến bay riêng mà nữ diễn viên cáo buộc chồng đã ngược đãi cô và 6 đứa con của họ. Tuy nhiên, tài tử 6X đã không bị chính quyền buộc tội sau các cuộc điều tra diễn ra thời điểm đó và Jolie đã từ chối truy tố. 4 tháng sau đó, cặp sao phim Ông bà Smith đưa ra một tuyên bố chung cho biết họ đã đạt được thỏa thuận giải quyết vụ ly hôn khi cùng trao đổi riêng và sẽ giữ bí mật các thông tin chi tiết về vụ ly hôn bằng cách sử dụng một thẩm phán tư nhân. Các bên liên quan và luật sư của họ phải ký thỏa thuận bảo vệ quyền riêng tư của con cái và gia đình nổi tiếng này. Tuy nhiên, quá trình Brangelina ly hôn không diễn ra êm xuôi mà trở thành cuộc chiến nảy lửa kéo dài suốt nhiều năm. Theo People, trước thỏa thuận bảo mật năm 2017, cặp tài tử - minh tinh hàng đầu Hollywood đã vướng vào các cuộc đàm phán ly hôn căng thẳng, tập trung vào các vấn đề quyền nuôi con và đưa ra những cáo buộc gay gắt trong hồ sơ nộp lên tòa án cấp cao ở Los Angeles (Mỹ). Vào tháng 1.2017, họ đã đồng ý niêm phong các hồ sơ nhạy cảm liên quan đến 6 người con chung.Đến năm 2019, cả hai được tuyên bố là người độc thân hợp pháp. Những năm sau đó, họ liên tục vướng tranh chấp quyền nuôi con cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến điền trang và nhà máy rượu vang trị giá 164 triệu USD tại Pháp.Giờ đây, Angelina Jolie và Brad Pitt đều đã có cuộc sống riêng. Sau khi cặp đôi "đường ai nấy đi", 6 con chung của họ sống với mẹ còn tài tử phim Fight Club có quyền thăm nom. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nam diễn viên và các con được cho là bất ổn, ngày càng lạnh nhạt sau nhiều năm xa cách. Thậm chí, ba con gái Zahara, Shiloh và Vivienne được phát hiện đã bỏ họ cha. Trong khi đó, Pax Thiên và Maddox cũng được cho là bất hòa với Brad Pitt. Hiện tài tử 61 tuổi đang hẹn hò Ines de Ramon.
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Thanh Hằng: Không phải cứ có xe hơi, biệt thự là hạnh phúc
Biểu diễn võ thuật trên nền nhạc võ tại lễ khai mạc